Những tiêu chí cơ bản cho một thiết kế web chuyên nghiệp

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG SẢN XUẤT XUẤT KHẨU

Vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất ra hàng xuất khẩu có thời hạn nộp thuế là 275 ngày với điều kiện

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG SẢN XUẤT XUẤT KHẨU
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG SẢN XUẤT XUẤT KHẨU

– Phải đăng ký vật từ 2 nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu;

 – Không nợ đọng thuế quá hạn theo quy định của luật thử XK, nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu.

– Hết thời gian ân hạn thuế doanh nghiệp phải quyết toán thuế với cơ quan hải quan.

– Khi đã đăng ký hợp đồng tại đơn vị Hải quan nào khác thì các lô hàng nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất  khẩu phải được làm thủ tục tại đơn vị hải quan đó.

– Khi xuất khẩu sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu nhập khẩu, doanh nghiệp được làm thủ tục xuất khẩu ở các đơn vị hải quan khác nhau nhưng phải thông báo bằng văn bản cho đơn vị Hải quan nơi đã đăng ký hợp đồng biết để theo dõi và thanh quyết toán.

– Thủ tục hải quan đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được thực hiệu theo quy định đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu thương mại nhưng do tính đặc thù của loại hình này nên thủ tục hải quan được hướng dẫn bổ sung thêm như sau:

1- Đăng ký hợp đồng và danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu:

a. Hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu (dưới đây gọi tắt là hợp đồng), bảng kê danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu đăng ký khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng. 
 
b. Danh mục nguyên vật liệu đăng ký phải có đầy đủ các thông tin tên gọi, mã nguyên vật liệu (nếu có), đơn vị tính theo danh mục đơn vị thống kê Việt Nam và được thống nhất trong suốt quá trình nhập khẩu đến khi thanh khoản, xác định nguyên vật liệu chính.
 
      Công chức tiếp nhận hợp đồng, danh mục nguyên vật liệu, ký tên đóng dấu công chức vào hợp đồng và 02 bản danh mục, giao doanh nghiệp 01 bản, 01 bản lưu tại cơ quan Hải quan

2- Lấy mẫu nguyên vật liệu chính:

a- Đối với trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá: Công chức hóa quan kiểm hoá lấy mẫu khi kiểm tra thực tế hàng hoá. Việc lấy mẫu thực hiện theo trình tự sau:

– Lập phiếu lấy mẫu

– Lấy mẫu nguyên vật liệu chính

– Công chức Hải quan lấy mẫu và đại diện chủ hàng ký vào Phiếu lấy mẫu

– Niêm phong hải quan mẫu nguyên vật liệu kèm Phiếu lấy mẫu, giao cho đại diện doanh nghiệp bảo quản theo quy định

– Ghi tên nguyên vật liệu đã lấy mẫu lên tờ khai hải quan;
 
b- Đối với hàng miễn kiểm tra thực tế

b.1- Nếu thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu làm tại Chi nhánh Hải quan cửa khẩu nhập: việc lấy mẫu  nguyên vật liệu do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập thực hiện như điểm a trên.

b.2- Nếu thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu không làm tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập:

b.2.1. Nếu doanh nghiệp có đề nghị được lấy mẫu tại cửa khẩu nhập.

– Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai có đề nghị lấy mẫu (ghi trên Đơn xin chuyển cửa khẩu), nêu cụ thể loại nguyên liệu phải lấy mẫu và giao chủ hàng chuyển cho Hải quan cửa khẩu nhập (mặc dù hàng thuộc diện miễn kiểm tra thực tế không phải thủ tục chuyển cửa khẩu nhưng trong bản hồ sơ bao giờ cũng có đơn xin chuyển cửa khẩu vì trước khi đăng  ký tờ khai chủ hàng không thể biết lô hàng được miễn kiểm tra)

– Hải quan cửa khẩu nơi có hàng nhập căn cứ đề nghị lấy mẫu do Hải quan ngoài
cửa khẩu chuyển đến thực hiện việc lấy mẫu

– Việc lấy mẫu, niêm phong, bảo quản mẫu thực hiện theo Quyết định 69/2004/QĐ-BTC ngày 24.8.2004 của Bộ Tài chính

b.2.2. Nếu doanh nghiệp có đề nghị được lấy mẫu tại nhà máy/xí nghiệp/cơ sở sản xuất/ địa điểm kiểm tra tập trung

– Chi cục Hải quan nơi đăng ký mở tờ khai có đề nghị Chi cục Hải quan cửa khẩu niêm phong hàng hoá (ghi trên Đơn xin chuyển cửa khẩu)

– Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập niêm phong hàng hoá theo đề nghi của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, xác nhận việc niêm phong lô hàng lên tờ khai hải quan tại số 37

– Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai mở tờ khai, kiểm tra tình trạng niêm phong, tiến hành lấy mẫu theo quy định.

3. Thủ tục đăng ký danh mục sản phẩm xuất khẩu (áp dụng quản lý máy); đăng ký, điều chỉnh định mức kiểm tra định mức

3.1. Địa điểm đăng ký định mức và điều chỉnh định mức đã đăng ký: Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu.

3.2. Thời điểm đăng ký định mức và điều chỉnh định mức đã đăng ký: trước khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm.

3.3. Công việc thực hiện tiếp nhận bảng định mức doanh nghiệp đăng ký hoặc điều chỉnh định mức đã đăng ký: 01 mã hàng

– Ký tên, đóng dấu công chức và cấp số tiếp nhận lên cả 02 bản;

– Trả cho doanh nghiệp 01 bản để xuất trình cho cơ quan Hải quan khi xuất khẩu sản phẩm (nếu phải kiểm tra thực tế hàng hoá) bản còn lại Hải quan theo dõi.

4. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm

Thủ tục hải quan đối với sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài thực hiện theo Quy trình xuất khẩu hàng hoá thương mại ban hành kèm theo Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, ngoài ra do đặc thù của loại hình này còn có thêm các công việc sau:
      
a- Khi kiểm tra thực tế hàng hoá, Kiểm hoá viên đối chiếu mẫu nguyên vật liệu đã lưu khi nhập khẩu với nguyên vật liệu cấu thành trên sản phẩm thực tế xuất khẩu; đối chiếu thực tế sản phẩm xuất khẩu với bản định mức nguyên vật liệu đã đăng ký do doanh nghiệp xuất trình.

b- Đối với trường hợp đơn vị Hải quan làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm không phải là đơn vị Hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu thì trước khi nộp hồ sơ để đăng ký tờ khai xuất khẩu
– Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu ghi ý kiến “chuyển Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm theo loại hình NSXXK” lên văn bản thông báo của doanh nghiệp theo mẫu…. kèm theo Quy trình này; trả cho doanh nghiệp đưa vào hồ sơ nộp cho Chi cục quan cửa khẩu xuất để làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm lưu 01 văn bản thông báo còn lại để theo dõi;
      
– Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm cho doanh nghiệp.

5. Đối với trường hợp sản phẩm xuất khẩu theo hình thức XNK tại chỗ:

Thực hiện theo quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá XNK tại chỗ.

6. Thanh quyết toán nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu:

a. Nguyên tắc thanh quyết toán:
      
– Tất cả tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào thanh khoản phải theo thứ tự thời gian, tờ khai xuất nhập khẩu trước thanh khoản trước. Trong trường hợp nguyên vật liệu nhập khẩu chưa đưa vào sản xuất hoặc đã sản xuất nhưng chưa thanh khoản, doanh nghiệp phải giải trình với cơ quan Hải quan khi làm thủ tục thanh khoản. 

– Tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu phải có trước tờ khai xuất khẩu sản phẩm;
      
– Một tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu có thể thanh khoản nhiều lần;
      
– Một tờ khai xuất khẩu sản phẩm chính được sử dụng để thanh khoản một lần;
      
– Trường hợp một sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên vật liệu nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh và NSXXK thì phần nguyên vật liệu nhập khẩu theo loại hình NSXXK thanh khoản theo loại hình này; phần nguyên vật liệu nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh làm thủ tục hoàn thuế theo quy định đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa nguyên vật liệu vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu đã thực xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài;

b. Trách nhiệm của doanh nghiệp về thanh quyết toán:

– Doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo, giải trình trình tính toán một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác về tình hình nguyên liệu nhập khẩu, sản phẩm hàng hoá sản xuất xuất khẩu và tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế có liên quan cho cơ quan hải quan.
      
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ thanh quyết toán tại đơn vị hải quan đã đăng ký mở tờ khai hải quan nhập khẩu;

– Hồ sơ thanh quyết toán gồm:
      
+ Bảng kê danh sách các tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu đưa vào thanh quyết toán;

+ Bảng kê danh sách các tờ khai sản phẩm xuất khẩu đưa vào thanh quyết toán;

+ Báo cáo nguyên vật liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu;

+ Báo cáo xuất – nhập – tồn nguyên vật liệu;

+ Báo cáo tính thuế trên nguyên vật liệu nhập khẩu.

+ Báo cáo tổng hợp thuế.
 
c. Nếu quá thời hạn nộp thuế mà đối tượng nộp thuế mới xuất khẩu hoặc không xuất khẩu sản phẩm thì bị xử lý như sau:

– Đối với phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sử dụng vào sản xuất sản phẩm, nhưng sản phẩm không xuất khẩu thì tính phạt chậm nộp thuế kể từ ngày thứ 31 (tính từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan) đến ngày nộp thuế

– Đối với phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã sử dụng vào sản xuất sản phẩm và đã thực xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế thì tính phạt chậm nộp thuế kể từ ngày quá thời hạn nộp thuế đến ngày thực xuất hoặc ngày nộp thuế (nếu nộp thuế trước ngày thực xuất).

– Đối với trường hợp đối tượng nộp thuế được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày hoặc hơn 275 ngày nhưng không xuất khẩu sản phẩm hoặc xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế, thì đối tượng nộp thuế phải nộp thuế (trường hợp xuất khẩu sản phẩm ngoài thời hạn nộp thuế thì phải nộp thuế khi hết thuế hạn nộp thuế được áp dụng và được hoàn lại số thuế đã nộp khi sản phẩm thực tế xuất khẩu) và bị xử phạt như nêu trên. 

d. Trách nhiệm quản lý của cơ quan hải quan

– Căn cứ vào hồ sơ thanh quyết toán do doanh nghiệp gửi, cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ. Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ xử lý theo luật định. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, chính xác thì ra các quyết định xử lý về thuế theo quy định của luật thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu.

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *