Những đồ dùng nhà bếp cực kì nhanh bẩn, chứa đầy vi khuẩn có hại cho sức khỏe mà bạn không để ý đến.
Có những vật dụng quen thuộc trong căn bếp, tưởng chừng như chúng hoàn toàn vô hại nhưng sự thực lại ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm. Vì vậy, hãy trang bị đầy đủ kiến thức để không vô tình rước họa vào nhà. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê ra những vật dụng nguy hiểm rình rập trong căn bếp có thể bạn chưa biết.
Nồi, chảo chống dính
Trên chảo chống dính có lớp Teflon. Chảo khi đun nấu lâu ở nhiệt độ cao đến độ sôi của dầu mỡ, sẽ khiến cho lớp Teflon tự phân hủy và giải phóng ra chất độc axit perflurooctanoic có khả năng gây ung thư và sảy thai. Mặt khác, các loại chảo chống dính có chất lượng tràn lan trên thị trường còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây độc hơn. Tốt nhất bạn nên sử dụng các loại xoong, chảo truyền thống bằng gang.
Khăn lau bếp
Khăn lau ở môi trường bếp ẩm ướt sẽ nhanh chóng trở thành ổ của vi khuẩn, từ đó các mầm bệnh gây hại phát sinh. Trong quá trình nấu ăn, lau dọn chắc chắn bạn sẽ phải ít nhiều sử dụng đến chúng. Vì thế tránh để vi khuẩn, chất bẩn tích tụ gây hạn, bạn nên thay khăn lau bếp mỗi tháng một lần.
Nồi nhôm
Những chiếc nồi nhôm có ưu thế là dẫn nhiệt tốt và giá thành rẻ, được rất nhiều gia đình lựa chọn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng sử dụng nồi nhôm có thể gây hại vì khi nấu sẽ sinh ra muối nhôm gây độc cho cơ thể người. Một khi cơ thể bị nhiễm nhôm cao sẽ gây giảm hồng cầu trong máu, làm mất canxi và photpho trong xương nên tốt nhất chúng ta không nên dùng nồi nhôm nấu ăn trong khoảng thời gian dài.
Nồi đồng
Nồi đồng có khả năng dẫn nhiệt và làm nóng nhanh, giúp tiết kiệm nhiên liệu và nấu ăn nhanh hơn. Dùng nồi đồng để nấu thức ăn có tính axit có thể khiến đồng trên nồi không được bảo vệ và hòa tan vào thực phẩm. Thức ăn mặn sẽ làm đồng sản sinh nhiều hơn và gây ngộ độc kim loại nặng.
Nồi thau
Nồi thau có đế rất nặng. Dùng nồi thau nấu thức ăn có tính axit hay thực ăn mặn ở nhiệt độ cao có thể phóng ra kim loại độc hại. Tốt nhất tránh nấu thức ăn bằng nồi thau.
Nước uống và ăn thức ăn từ dụng cụ bằng đồng được coi là an toàn nhưng bạn không nên để kim loại này tiếp xúc với nhiệt độ cao. Điều này chủ yếu là do bản chất phản ứng của chúng. Đồ dùng bằng đồng phản ứng với muối và axit ở nhiệt độ cao. Nếu nồi đồng không được lót đúng cách, nó càng làm cho thực phẩm trở nên độc hại.
Bồn rửa bát
Bồn rửa chén bát thực sự là một nơi “vô cùng kém vệ sinh”. Nơi này hội tụ nhiều yếu tố để vi khuẩn sinh sôi như vụn thực phẩm, môi trường ẩm ướt. Chúng ta cần chú ý vệ sinh bồn rửa bát thật kỹ càng và tránh ngâm bát đũa lâu trong bồn.
Thớt
Theo một nghiên cứu đến từ trường Đại học Arizona, Mỹ, số vi khuẩn ở bề mặt thớt là 4.000 vi khuẩn/1cm2, nhiều gấp 200 lần so với bồn cầu. Thớt được dùng để thái đồ sống lưu lại rất nhiều vi khuẩn gây ngộ độc, tiêu chảy như salmonella và campylobacter. Đặc biệt là những vết xước trên bề mặt thớt có rất nhiều vụn gỗ, nhựa. Chắc chắn bạn sẽ không muốn những vụn này có trong thực phẩm hoặc cơ thể mình đúng không?
Bàn bếp
Bàn bếp thường là nơi để tất cả các loại đồ, mọi thứ bạn mua về từ thịt tươi, rau củ, hoa quả đến các loại túi đồ khác nhau đều được đặt trên bàn. Điều này đồng nghĩa với việc có hàng ngàn vi khuẩn phát triển trên bề mặt bàn.
Để hạn chế số vi khuẩn có thể sinh sôi nhiều hơn, nên lau bàn thường xuyên bằng vài lát của cải trắng hoặc dưa leo vào nước. Cũng có thể dùng những chất tẩy khùng, khử trùng dành cho bếp để lau.
Máy xay thịt
Chắc hẳn gia đình nào cũng sẽ có một chiếc máy xay thịt trong căn bếp của mình. Vì kết cấu khá phức tạp nên nhiều mẹ nội trợ ít vệ sinh máy kĩ càng và thường xuyên. Điều này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và máy xay thịt là những dụng cụ nhanh bẩn nhất vì chúng ta dùng chúng để xay thịt sống.
Để hạn chế bớt lượng vi khuẩn phát triển nên làm sạch máy xay thịt thường xuyên bằng cách tháo máy, rửa thật kĩ và sát khuẩn lại bằng chanh.
Tủ lạnh dễ khiến thực phẩm nhiễm khuẩn chéo
Vi khuẩn thường phát triển trong môi trường ẩm ướt và tối tăm, do đó tủ lạnh là nơi cực kì lý tưởng cho chúng. Vì bình thường chúng ta đều cất giữ đồ ăn, thức uống trong đó kể cả đồ sống và chín nên khả năng nhiễm khuẩn chéo rất cao.
Để bảo đảm cho sức khỏe cũng như đồ ăn luôn được an toàn, bạn nên lau dọn tủ lạnh thường xuyên, để thịt và thực phẩm tươi sống ở một ngăn riêng biệt, khử mùi hôi với vỏ cam chanh, với những món không dùng được nữa nên bỏ đi, luôn đảm bảo nhiệt độ ở khoảng 1.7 đến 3.3 độ C.
Lò vi sóng
Khi sử dụng lò vi sóng, chúng ta thường không vệ sinh ngay mà để đến khi chúng thật bẩn mới làm sạch một lần. Điều này sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi trong đó và khi hâm nóng thức ăn nhiều lần, nhiệt độ sẽ không thể tiêu diệt hết tất cả vi khuẩn có hại mà thậm chí còn khiến chúng phát triển hơn nữa và nó sẽ xâm nhập vào thức ăn làm chúng ta bị bệnh.
Cách tốt nhất là bạn nên lau dọn lò vi sóng thường xuyên bằng giấm để vi khuẩn bay hết.
Nguồn: https://tienphong.vn/nhung-vat-dung-nha-bep-thong-dung-tiem-an-nguy-co-gay-hai-cho-suc-khoe-post1374865.tpo